Tháng Mười Hai 3, 2024

Tuần qua ghi nhận một loạt quyết định chính sách đáng chú ý của cơ quan quản lý tiền tệ. Hãy cùng chúng tôi điểm qua vài thông tin quan trọng nhé.

NHNN tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022

Trước tình hình tác động từ bên ngoài dịu bớt, thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng cải thiện hơn, tuần qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 – 2% cho toàn hệ thống các TCTD.

Với quyết định trên của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng năm nay có thể lên tới 15,5 – 16%.

Theo NHNN, nguyên tắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho các TCTD theo hướng, các TCTD có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn.

Chia sẻ với báo chí mới đây, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, mức tăng 1,5-2% tương đương với 240 nghìn tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế. Đến thời điểm hiện nay tăng trưởng tín dụng 12,2%. Như vậy room tín dụng mà theo phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% vẫn còn 1,8%, cộng gần 2% tăng thêm thì có khoảng 3,8% room tín dụng cho thời gian tới. Có thể nói là dư địa khá lớn cho các NHTM cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, nền kinh tế.

Cũng theo đại diện NHNN, điều quan trọng khi có thêm room tín dụng các NHTM cũng phải chủ động, tích cực huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để tạo nguồn cho vay. Và NHNN cũng tiếp tục vừa theo dõi hướng dòng tiền sử dụng room tín dụng vừa sẵn sàng tạo điều kiện các nguồn lực vốn dài hạn cho các NHTM để có điều kiện cung ứng vốn một cách ổn định đảm bảo nhu cầu dự án rất cần thiết như hiện nay.

NHNN bơm thanh khoản dài hạn hơn cho các ngân hàng

Tuần qua ghi nhận diễn biến đáng chú ý trong hoạt động điều tiết thanh khoản của NHNN trên thị trường mở. Theo đó, lần đầu tiên trong nhiều tháng qua, cơ quan này đã sử dụng lại hợp đồng mua kỳ hạn giấy tờ có giá với thời gian đáo hạn lên tới 3 tháng để hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng.

Sự thay đổi này cho thấy định hướng hỗ trợ thanh khoản có tính ổn định và dài hạn hơn của NHNN, sau khi cơ quan này thông báo điều chỉnh điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 – 2%.

Bên cạnh việc tăng kỳ hạn cho các khoản vay cầm cố giấy tờ có giá, NHNN tiếp tục dừng hoạt động phát hành tín phiếu hút thanh khoản. Qua đó, đánh dấu chuỗi 15 phiên liên tiếp NHNN dừng hút tiền qua kênh này.

USD ngân hàng mất mốc 24.000 đồng

Trong tuần qua, NHNN đã giảm tỷ giá trung tâm 3 đồng, xuống còn 23.657 VND/USD.

Nhà điều hành cũng điều chỉnh tỷ giá bán giao ngay USD từ 24.840 đồng xuống 24.830 đồng/USD. Đây là lần giảm thứ 4 liên tiếp đối với tỷ giá này, với mức giảm tổng cộng 40 đồng.

Việc giảm các loại tỷ giá điều hành của NHNN diễn ra trong bối cảnh giá USD tại các ngân hàng lao dốc mạnh, mất khoảng 500 – 550 đồng ở cả hai chiều giao dịch.

Kết tuần, tỷ giá mua – bán USD tại Vietcombank được niêm yết ở mức 23.390 – 23.700 đồng/USD. Tương tự, giá bán USD tại các ngân hàng khác cũng đã giảm sâu, phổ biến trong khoảng 23.700-24.800 đồng/USD.

Trên thị trường tự do, giá USD đã giảm khoảng 500 đồng so với cuối tuần trước, xuống giao dịch ở mức 24.100 – 24.200 đồng/USD. Nếu bạn có nhu cầu thu đổi ngoại tệ ở Đà Nẵng 다낭 환전 thì có thể tham khảo qua những bài viết liên quan của chúng tôi nhé.

Hai ngân hàng có chủ tịch mới

Ngày 9/12, LienVietPostBank phát đi thông cáo cho biết, tại cuộc họp HĐQT định kỳ tháng 12/2022, HĐQT ngân hàng đã thông qua Đơn xin từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT của Ông Huỳnh Ngọc Huy theo nguyện vọng cá nhân, đồng thời bầu Ông Nguyễn Đức Thụy – Phó Chủ tịch HĐQT giữ chức danh Chủ tịch HĐQT kể từ ngày 9/12/2022.

Cũng trong sáng ngày 9/12/2022, Nam A Bank đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 và bầu chọn 6 nhân sự tham gia HĐQT (2021 – 2026) và 3 nhân sự tham gia ban kiểm soát Nam A Bank nhiệm kỳ VIII (2021 – 2026).

Ngay sau đó, HĐQT Nam A Bank đã thống nhất bầu ông Trần Ngô Phúc Vũ làm chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Cổ phiếu ngân hàng hạ nhiệt

Sau nhiều phiên liên tiếp ngập trong sắc xanh, cổ phiếu ngân hàng tuần qua chịu áp lực điều chỉnh với sắc đó chiếm ưu thế.

Tính chung, tuần qua có 17/27 mã ngân hàng đã giảm giá với VCB lao dốc mạnh nhất (-9,1%). Một số cổ phiếu khác cũng giảm trên dưới 5% như ABB (-5,6%), PGB (-5,4%), SHB (-5,4%), BID (-4,9%),…

Ở chiều ngược lại, có 10 cổ phiếu tăng giá trong tuần với LPB tăng tới 12,8%. Một số cổ phiếu khác cũng tiếp tục tăng giá dù thị trường chịu áp lực điều chỉnh như EIB (3,7%), OCB (2,9%), HDB (1,8%),…

Giá trị giao dịch khớp lệnh ngành ngân hàng tuần qua đạt hơn 18.000 tỷ đồng, tương đương 3.600 tỷ đồng/phiên, vẫn cao hơn so với tuần trước (3.300 tỷ đồng/phiên). Trong đó, STB tiếp tục là cổ phiếu có thanh khoản cao nhất nhóm ngân hàng, khi giá trị giao dịch đạt 3.500 tỷ đồng, tăng khoảng 600 tỷ so với tuần trước.