Dự thảo đề án xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm tài chính quy mô khu vực nêu ra một loạt ưu đãi khủng dành cho nhà đầu tư chiến lược từ chính sách miễn giảm thuế đến tiền thuê đất trong dài hạn.
Định hướng đến năm 2045, thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế – xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á với 03 trung tâm chức năng chính gồm Trung tâm du lịch dịch vụ chất lượng cao, Trung tâm công nghệ thông tin, công nghệ cao và Trung tâm tài chính quốc tế.
Để hiện thực hóa định hướng nêu trên, thành phố Đà Nẵng tập trung kêu gọi đầu tư một số dự án trọng điểm sau:
1. Dự án Cảng Liên Chiểu
Cảng biển Liên Chiểu là một trong 3 cảng biển nước sâu của Việt Nam, được quy hoạch là cảng đặc biệt với quy mô tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000 đến 8.000 TEU.
Dự án gồm 02 hợp phần:
a) Hợp phần A với kinh phí đầu tư trên 3.400 tỷ đồng, được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trung ương và thành phố, dự kiến khởi công tháng 9/2022 với các hạng mục gồm Đê, kè chắn sóng (1.170m); Luồng tàu, vũng quay tàu, hệ thống báo hiệu cho tàu đến 100.000DWT (6.000-8.000 Teu); Giao thông đường bộ kết nối đến cảng; Hạ tầng cấp điện, cấp nước và công trình phụ trợ đồng bộ đến cổng cảng.
b) Hợp phần B (giai đoạn khởi động) với tổng diện tích 44ha, quy mô 02 cầu cảng (750m) được kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân. Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Doanh nghiệp đầu tư sẽ được hưởng đầy đủ ưu đãi về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu và các loại thuế khác. Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên là đơn vị được giao làm chủ dự án.
2. Dự án Khu phức hợp Trung tâm tài chính, thương mại, vui chơi giải trí, casino 다낭 카지노 và chung cư cao cấp
Dự án được định hướng phát triển tại 04 lô đất đường Võ Văn Kiệt và 01 lô đất giáp đường Võ Nguyên Giáp và đường Võ Văn Kiệt, thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Đây sẽ là khu lõi trung tâm tài chính với tổng diện tích 8,4ha. Đến năm 2030, khu phố tài chính được quy hoạch tại Khu công nghiệp An Đồn sẽ kết nối, đáp ứng khả năng thu hút và phát triển dịch vụ tài chính của khu lõi.
Trung tâm công nghệ tài chính (fintech) sẽ được tập trung kêu gọi vào Khu Công viên phần mềm số 2, gồm 03 khối toà nhà văn phòng với tổng diện tích sàn sử dụng hơn 71.000 m2 với mục đích thu hút các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính, các công ty Fintech trong nước và quốc tế đặt trụ sở.
Mô hình Trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng được phát triển theo hướng là một trung tâm tài chính hải ngoại (offshore), trung tâm công nghệ tài chính (fintech) và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của trung tâm tài chính (như kiểm toán, kế toán, dịch vụ xếp hạng và dịch vụ thông tin, dịch vụ pháp lý, trọng tài; khởi nghiệp sáng tạo, nghiên cứu và phát triển; khu vui chơi giải trí, du lịch, nghỉ dưỡng, khách sạn; hội nghị quốc tế; trung tâm mua sắm cao cấp, và cửa hàng miễn thuế; kinh doanh bất động sản nhà ở cao cấp…).
Hiện nay, Đà Nẵng đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án xây dựng Đà Nẵng trở thành Trung tâm tài chính quốc tế quy mô khu vực.
3. Dự án Không gian sáng tạo Đà Nẵng
Khu đất phát triển Dự án nằm tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ với tổng diện tích 17,26ha. Các mặt tiền của khu đất giáp đường đô thị nên rất thuận lợi trong việc tiếp cận, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 10km về phía Bắc, cách trung tâm thành phố 12km. Vị trí Dự án thuộc Phân khu đổi mới sáng tạo đặc biệt thuận lợi kết nối với trạm cập bờ tuyến cáp quang biển quốc tế (khoảng 6 km), khu đô thị đại học, bệnh viện quốc tế, trung tâm thể dục – thể thao – vui chơi, giải trí nhằm thúc đẩy môi trường đổi mới sáng tạo.
Mục tiêu quy hoạch Dự án gồm các chức năng khu nghiên cứu và phát triển, khu sản xuất sản phẩm phần mềm và công nghệ thông tin, trung tâm lưu trữ dữ liệu, công trình thương mại, dịch vụ giải trí và nhà ở cho chuyên gia theo tiêu chuẩn quốc tế.