Từ giữa tháng 3 Việt Nam sẽ chính thức mở cửa lại hoạt động du lịch.Trong hai năm qua, du lịch tới các quốc gia xa xôi không phải là điều dễ dàng đối với những người thích khám phá thế giới. Vì thế trước thông tin này, rất nhiều du khách quốc tế háo hức mong chờ ngày đặt chân đến Việt Nam.
Trước lợi thế như vậy thì mới đây tờ báo Stuttgarter Nachrichten của Đức đã đăng bài viết nhận định Việt Nam là một trong những quốc gia đẹp nhất châu Á. Bài báo nêu 5 lý do tại sao người Đức nên tới Việt Nam vào lúc này.
Đồ ăn ngon
Bài viết đánh giá ẩm thực Việt Nam thuộc hàng ngon nhất thế giới, trong đó cá và thịt là những món chính. Những người ăn chay cũng có nhiều lựa chọn riêng tại các nhà hàng.
Đặc biệt những người thích ăn súp thì tới Việt Nam là rất đáng, bởi “món ăn quốc dân” Phở rất đặc biệt với bánh phở, thịt và rau. Bên cạnh đó, nem cuốn, nem rán, bánh mỳ… cũng là những món ăn rất xuất sắc.
Thời tiết, không gian và thiên nhiên tuyệt đẹp
Việt Nam là một đất nước đầy nắng và những bãi biển tuyệt đẹp. Nhờ có bờ biển dài, Việt Nam có rất nhiều bãi biển đẹp, trong đó phải kể đến Vịnh Hạ Long ở miền Bắc với những núi đá vôi và nước xanh như ngọc khiến Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận này càng hút khách.
Du khách cũng có thể khám phá vô số các hang động. Những hòn đảo nhỏ, còn hoang sơ cũng rất đáng để tới thăm, chẳng hạn như Phú Quốc với một nửa là vườn quốc gia và sở hữu những bãi biển cát trắng tuyệt vời.
Ngoài ra du khách còn có thể ghé đến khu vực miền Trung với thành phố Huế hoặc Đà Nẵng, Hội An,… nhìn chung với Việt Nam thì dù bạn đến với thành phố nào thì cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp riêng không nơi nào giống với nơi nào.
Dòng sông huyết mạch – Sông Cửu Long
Bạn nên dành ít nhất ba ngày để tới thăm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, dòng sông được coi là huyết mạch của người dân địa phương. Đất đai màu mỡ cho phép người dân ở đây thu hoạch tới ba vụ lúa trong năm. Đó là lý do tại sao nơi đây có rất nhiều cánh đồng bạt ngàn để chiêm ngưỡng.
Ngoài ra, khu vực này còn có điểm nhấn là chợ nổi Cái Răng, nơi có hàng trăm chiếc thuyền chất đầy xoài, mía và các loại thực phẩm khác – những thứ hàng hóa buôn bán trên sông của người dân nơi đây.
Phố cổ
Việt Nam có những con phố nhỏ hẹp, mang tính lịch sử và những ngôi chùa cổ kính. Hòn ngọc nằm giữa lòng Việt Nam là phố cổ Hội An, một trong những con phố duy nhất không bị phá hủy hoàn toàn trong chiến tranh và đó là lý do đô thị cổ Hội An cũng được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới.
Hà Nội cũng là điểm đáng tới thăm, nơi du khách có thể thấy rõ cuộc sống đặc trưng của người Việt Nam.
Ngoài ra Việt Nam còn có tour du lịch hoàng đế 베트남 황제투어 nổi bật với mức giá hợp lý được du khách nước ngoài lựa chon rất nhiều. Bạn có thể xem thêm thông tin tại đây nhé!
Phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp – trù phú
Điểm nhấn cuối được báo Đức nêu là Việt Nam được ban tặng những phong cảnh thiên nhiên vô cùng đẹp, từ ruộng bậc thang xanh mướt đến những cồn cát trắng.
Nếu muốn hòa mình vào thiên nhiên, du khách nhất định không nên bỏ qua Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng – một hệ thống hang động với những dòng sông ngầm.
Vườn quốc gia Núi Chúa nằm ở bờ biển phía Đông Việt Nam cũng rất đẹp, nơi có trên 600 loài thực vật và hơn 200 loài động vật đang chờ được khám phá.
Quy trình phát triển du lịch rõ ràng
Trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2022-2026 trình Thủ tướng Chính phủ gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 2022-2023: phấn đấu phục hồi được khoảng 8-9 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (bằng 45-50% so với năm 2019); 65-70 triệu lượt khách du lịch nội địa (bằng 75-80% so với năm 2019) và tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 400-450 nghìn tỷ đồng (bằng 50-55% so với năm 2019).
- Giai đoạn 2024-2026: sẽ phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 15-16 triệu lượt khách du lịch quốc tế (bằng 40-45% so với chỉ tiêu Chiến lược đề ra); khoảng 75-80 triệu lượt khách du lịch nội địa (bằng 60-65% so với chỉ tiêu Chiến lược); tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 680-780 nghìn tỷ đồng (bằng 40-45% so với chỉ tiêu Chiến lược).
Đến năm 2026, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 18 triệu lượt (tăng 20% so với năm 2025), khách du lịch nội địa đạt khoảng 85 triệu lượt (tăng 13,3%), tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 800-900 nghìn tỷ đồng (tăng 15,5-17,5% so với so với năm 2025).